Đề thi Thực hành Bảng A- Khối Tiểu học
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Tổng quan Bài thi
1 | Cặp số | bai1.sb3 | 40 |
2 | Thứ trong tuần | bai2.sb3 | 30 |
3 | Trò chơi rắn săn mồi | bai3.sb3 | 30 |
Câu 1: Cặp số (40 điểm)
Hãy sử dụng Scratch hoặc Python để giải bài toán sau:
- Bạn An định nghĩa cặp số đẹp là cặp số tự nhiên khác nhau mà tổng của cặp số là số chẵn
- Nhập số tự nhiên cho N (N<=100000).Giải và đưa ra màn hình kết quả là số lượng cặp số đẹp mà mỗi số trong cặp số đó lớn hơn 0 và không lớn hơn N.
ví dụ:
Đầu vào N | Đầu ra | Giải thích |
4 | 2 | với N=4 có 2 cặp số: (1,3),(2,4) |
5 | 4 | với N=5 có 4 cặp số: (1,3),(1,5),(2,4),(3,5) |
Câu 2: Thứ trong tuần(30 điểm)
Hãy sử dụng Scratch hoặc Python để giải bài toán sau:
- Hội thi Tin học trẻ tỉnh Thanh Hóa năm 2024 tổ chức vào ngày 18/5/2024 là thứ 7. Vậy sau N ngày nữa sẽ là thứ mấy?
- Với N là số nguyên dương nhập từ bàn phím (0<N<=1000000).Giải và đưa ra kết quả là thứ trong tuần (số 2,3,4,5,6,7 nếu là thứ 2 đến thứ 7 , với chủ nhật hiển thị CN)
ví dụ:
Đầu vào N | Đầu ra | Giải thích |
3 | 3 | Sau thứ 7: 3 ngày là thứ 3 |
14 | 7 | sau thứ 7: 14 ngày (2 tuần) là ngày thứ 7 |
Câu 3: Trò chơi rắn săn mồi(30 điểm)
Hãy sử dụng Scratch để xây dựng một trò chơi có tên là ” Rắn săn mồi”. Trong trò chơi này, nười chơi sẽ điều khiển một nhân vật rắn săn mồi và cố gắng tránh va chạm với các cạnh của sân khấu.
Yêu cầu chi tiết:
- Khởi tạo: khi bắt đầu chơi, rắn xuất hiện ở vị trí (x=-200,y=0) mỗi khi xuất hiện ở vị trí ngẫu nhiên và điểm =0
- Di chuyển rắn: Sử dụng các phím mũi tên lên, xuống, trái, phải trên bàn phím để điều khiển hướng di chuyển của rắn, khi đổi hướng di chuyển rắn phải xoay để hướng mặt theo di chuyển.
- Mồi: mỗi khi rắn ăn được một mồi(rắn chạm vào mồi) số điểm trên màn hình tăng thêm 1 điêm.. Mồi sẽ xuất hiện ở vị trí ngẫu nhiên trên màn hình sau khi bị ăn
- Va chạm: Nếu rắn va chạm vào các cạnh, trò chơi sẽ kết thúc và hiển thị thông báo ” Game Over” đồng thời ẩn nhân vật rắn và mồi
Hình minh họa: