Đề thi Thực hành Bảng A- Khối Tiểu học

Thời gian: 100 phút (không kể thời gian phát đề)

Tổng quan Bài thi

STTTÊN BÀITÊN TỆP KẾT QUẢĐIỂM
 1Vẽ hình vuôngBai1.sb3100
 2Chia bánhBai2.sb3100
 3Xếp hàngBai3.sb3100
4Số đẹpBai4.sb3100

Một số chú ý khi thí sinh làm bài bằng ngôn ngữ scratch: 

• Bài vẽ hình (bài 1): hệ thống sẽ lưu bài nộp cuối cùng và sẽ chấm điểm sau khi kì thi kết thúc. 

• Những bài không phải bài vẽ hình (bài 2, bài 3, bài 4): không sử dụng Pen (Bút vẽ)

• In đáp án: dùng lệnh say… (nói…)

Hãy sử dụng ngôn ngữ lập trình scratch hoặc python để viết chương trình giải các bài toán sau

Bài 1. Vẽ hình vuông 

Trong bài thi vẽ hình sáng tạo của kì thi Tin học trẻ, bài vẽ hình có quy luật như sau:

Yêu cầu: Nhập vào số tự nhiên N, vẽ hình bậc N (1 ≤ N ≤ 8). 

Chú ý:  

• Thí sinh có thể dùng 2 màu bất kì. 

• Không sử dụng nhân vật là các hình cần vẽ. 

Chấm điểm: 

• Thí sinh không vẽ đúng viền (các đường kẻ màu đỏ) sẽ bị trừ 40% số điểm.

• Thí sinh vẽ được hình bậc 1, hình bậc 2, hình bậc 3 được 60% số điểm.

Bài 2. Chia bánh (100 điểm) 

Trong kì thi Tin học trẻ toàn quốc, bảng A toàn các thí sinh  nhỏ tuổi nên năm nay Ban tổ chức có chuẩn bị cho các bạn bánh  pizza để ăn lúc thi xong. Mỗi chiếc bánh được chia làm tám miếng  bánh. Biết hội thi Tin học trẻ năm nay có N thí sinh. Ban tổ

chức  muốn có ít nhất N miếng bánh để mỗi em được một miếng. Tuy  nhiên cửa hàng chỉ bán nguyên chiếc bánh. Vậy thì Ban tổ chức  cần mua ít nhất bao nhiêu chiếc bánh để đảm bảo thí sinh nào cũng  

được một miếng. 

Dữ liệu: Nhập vào số tự nhiên N. (0 < N ≤ 1000). 

Kết quả: Ghi ra một số duy nhất là số lượng bánh mà Ban tổ chức cần mua. 

Ví dụ: 

Dữ liệu Kết quả Giải thích 
12 Nếu mua 1 chiếc bánh thì chỉ có 8 miếng,  chưa đủ cho các bạn thí sinh nên cần mua  2 chiếc bánh pizza và có 16 miếng bánh. 

Bài 3. Xếp hàng (100 điểm)

Trong buổi trao giải kì thi Tin học trẻ, có N thí sinh được lên sân khấu nhận giải thưởng. Để thuận tiện cho việc trao giải, các thí sinh sẽ được đánh số từ 1 đến N. Khi chuẩn bị ở phía sau sân  khấu, các đứng xếp thành hai hàng ở hai bên sân khấu, các thí sinh mang số chẵn một bên, số lẻ một  bên và xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ đầu hàng đến cuối hàng. Khi lên sân khấu nhận thưởng, các  thí sinh đứng đầu hàng lần lượt lên nhận giải. Nhưng có một chút sai sót, thí sinh bên dãy số chẵn lại  lên trước, nên dãy số không xếp theo thứ tự từ 1 đến N. Nhân sự kiện này, Ban tổ chức đố các bạn  nhỏ thêm một câu trong lúc sắp xếp lại hàng: nếu theo như dãy vừa xếp, thì tổng các số từ vị trí L đến

vị trí R là bao nhiêu?

Ví dụ: N = 10, L = 2, R = 4 

• Hàng số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10. 

• Hàng số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9. 

• Hàng ghép lại: 2, 1, 4, 3, 6, 5, 8, 7, 10, 9. 

Kết quả là: 1 + 4 + 3 = 8. 

Dữ liệu: Nhập ba dòng tương ứng là ba số tự nhiên N, L, R (1 ≤ L ≤ R ≤ N ≤ 108).

Kết quả: Ghi ra một số là kết quả của bài toán. 

Ví dụ: 

Dữ liệu Kết quả Giải thích
10 

5
16 2 + 1 + 4 + 3 + 6 = 16

Chấm điểm: 

• Nếu chương trình chạy đúng những trường hợp N ≤ 104, thí sinh sẽ được 60 điểm;

• Nếu chương trình chạy đúng những trường hợp N ≤ 108, thí sinh sẽ được 100 điểm. 

Bài 4. Số đẹp (100 điểm) 

Trong bài thi sáng tạo lần này có một sản phẩm trò chơi tên  “Số đẹp” được mô tả như sau: Bạn được cho một số tự nhiên N.  Hãy sử dụng ít thao tác nhất để đưa số N về thành số đẹp. Trong đó: Số đẹp được định nghĩa là số chỉ gồm toàn chữ số 3 hoặc chỉ gồm  toàn chữ số 7 hoặc nếu gồm cả chữ số 3 và chứ số 7 thì các chữ số  3 đều đứng trước chữ số 7. Ví dụ: Số đẹp: 3, 77, 37, 337, … Không  phải số đẹp: 1, 36, 89, 733, . .. 

Các chữ số của số N được chia vào N ô như hình vẽ, mỗi ô có  

2 phím mũi tên lên và xuống:  

• Mũi tên lên: Tăng chữ số đó lên 1 đơn vị. Nếu số hiện tại là 9 thì số sau khi tăng là số 0. 

• Mũi tên xuống: Giảm chữ số đó đi 1 đơn vị. Nếu chữ số hiện tại là 0 thì sau khi giảm sẽ là 9. Phần thưởng của trò chơi là chuyến du lịch Quảng Nam và tham dự vòng thi chung kết Tin học  trẻ năm nay, vì vậy thí sinh nào cũng thích tham gia trò chơi. Bạn hãy lập trình giúp ban giám khảo  xem thí sinh cần sử dụng ít nhất bao nhiêu lần ấn phím mũi tên để số nhận được là số đẹp. 

Dữ liệu: Nhập vào một số tự nhiên N (0 < N ≤ 1015). 

Kết quả: Ghi ra một số là số lượt ấn phím mũi tên ít nhất để chuyển từ N thành số đẹp. Ví dụ: 

Dữ liệu Kết quả Giải thích
Ấn phím mũi tên lên 2 lần để đạt được số 3 là số đẹp 
37 Không cần ấn lần nào vì số N đã là số đẹp.
643 • Ấn mũi tên lên 1 lần ở chữ số 6 để tạo thành chữ số 7. Ấn mũi tên xuống 1 lần ở chữ số 4 để tạo thành chữ số 3.  Cách này ra số 733 chỉ mất 2 lần ấn nhưng số 733 không  phải là số đẹp vì chữ số 7 đứng trước chữ số 3.  
• Vì vậy ta sử dụng cách sau: Ấn mũi tên xuống 3 lần ở chữ số 6 để được chữ số 3. Ấn mũi tên xuống 1 lần ở chữ số 4 để được chữ số 3. Ta thu được số đẹp 333 sau 4 lần ấn.
4079 Ấn mũi tên xuống 1 lần ở chữ số 4 đề tạo thành chứ số 3. Ấn mũi tên lên 3 lần ở chữ số 0 để tạo thành chữ số 3. Ấn mũi tên xuống 2 lần ở chữ số 9 để tạo thành chữ số 7. Như vậy tổng cộng cần ấn 6 lần.

Chấm điểm: 

• Nếu chương trình chạy đúng những trường hợp N < 104, thí sinh sẽ được 40 điểm;

• Nếu chương trình chạy đúng những trường hợp N ≤ 1015, thí sinh sẽ được 100 điểm. 

Verified by MonsterInsights